Nội dung bài viết
Video học lập trình mỗi ngày
BIÊN NIÊN SỬ NHÂN LOẠI KÌ II:
"THẢM HỌA TITANIC VÀ SỰ BẤT DIỆT CỦA NHỮNG QUÝ ÔNG"
Các bạn có thể ủng hộ mình tại fanpage The EDEN
"Đây là một con tàu đạt tới đỉnh cao của kiến trúc hàng hải và là một sự tiến bộ trong công nghệ, nó đơn giản là không thể chìm"
- Theo tạp chí The Shipbuilder
Tàu Titanic được giới chuyên môn ca ngợi và đánh giá rất cao, thiết kế của Titanic sử dụng một số kỹ thuật tiên tiến nhất thời ấy, và chiếc tàu được hầu như tất cả mọi người tin rằng "không thể chìm".
Ở thời đó, Titanic là chiếc tàu xa hoa và lộng lẫy nhất. Nó có một bể bơi trên boong, một phòng tập thể dục, một nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, một thư viện, và một sân squash. Các phòng hạng nhất thông thường được ốp bằng những thanh gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí sang trọng khác. Hơn nữa, quán Café Parisienne cung cấp những món ăn tuyệt vời cho khách hạng nhất với một hàng hiên ngập nắng cùng những trang trí tinh xảo.
Trang bị tại các phòng hạng hai và hạng ba có lẽ cũng được xếp hàng sang trọng so với những phòng đồng hạng trên các con tàu khác thời ấy. Titanic có ba thang máy dành riêng cho những khách hạng nhất và một sự cải tiến khác, thêm một thang dành cho khách hạng hai.
Nơi được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu chắc chắn là cầu thang khu vực hạng nhất, nằm giữa ống khói thứ nhất và thứ hai. Cầu thang kéo dài xuống boong hạng hai và được trang trí bằng các phiến gỗ sồi và có lan can mạ vàng, trên đỉnh là một vòm kim loại kính trang trí tỉ mỉ để lấy ánh sáng trời. Đỉnh cầu thang là một tấm gỗ lớn treo một chiếc đồng hồ với những chữ số biểu tượng theo Honour and Glory crowning Time.
TÊN CHÍNH THỨC CỦA NÓ LÀ RMS TITANIC (RMS LÀ VIẾT TẮT CỦA ROYAL MAIL SHIP). TÀU BẮT ĐẦU ĐƯỢC ĐÓNG VÀO NĂM 1909 VÀ ĐƯỢC HẠ THỦY NĂM 1912. LÀ CON TÀU LỚN, HIỆN ĐẠI, LỘNG LẪY VÀ SANG TRỌNG NHẤT LÚC ĐÓ, TITANIC MANG THEO THAM VỌNG THỐNG TRỊ TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG CỦA CÔNG TY SỞ HỮU NÓ, HÃNG VẬN TẢI BIỂN THE WHITE STAR LINE. TUY NHIÊN, TRONG CHUYẾN VƯỢT ĐẠI TÂY DƯƠNG ĐẦU TIÊN VÀ CŨNG LÀ CUỐI CÙNG CỦA NÓ VÀO THÁNG 4 NĂM 1912, TITANIC ĐÃ ĐẮM DO ĐÂM VÀO MỘT TẢNG BĂNG TRÔI, KHIẾN HƠN 1.500 NGƯỜI TỬ NẠN. VỤ ĐẮM TÀU NÀY ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ NHƯ LÀ VỤ TAI NẠN HÀNG HẢI NGHIÊM TRỌNG NHẤT TRONG THỜI BÌNH.
23:39 - "Núi băng, ngay phía trước!!"
Lúc 23:39 khi tàu đang đi qua phía nam Grand Banks tại Newfoundland, nhân viên gác tàu Frederick Fleet và Reginald Lee nhận thấy một khối đen sì ở phìa trước. Đó chính là núi băng trôi và con tàu đang hướng thẳng về phía nó. Họ nhanh chóng rung chuông ba lần và gọi điện thoại lên phòng thuyền trưởng. Sĩ quan hạng sáu James Moody trả lời. "Anh có ở đó không?!" Fleet hét lên. "Có, anh thấy gì đấy?" Moody trả lời. "Núi băng, ngay phía trước!" Fleet hét. "Cảm ơn" Moody bình thản và lịch sự trả lời trước khi thông báo cho Sĩ quan hạng nhất William Murdoch về tin này. Murdoch (khi ấy cũng đã nhìn thấy núi băng) ra lệnh "Hết lái sang phải" trong nỗ lực quay hướng con tàu sang trái, và lùi hết cỡ về phía sau, làm đảo ngược chiều quay của chân vịt phía ngoài.
Lúc 23:40, những người trên khoang chỉ huy chuẩn bị đón nhận vụ va chạm vì tàu đang càng lúc càng gần tảng băng trôi hơn bao giờ hết, tàu Titanic đã lách được một chút. Nhưng đã quá muộn rồi, con tàu va chạm một cú chí tử, chính xác 27 giây sau khi kíp trực thông báo về núi băng. Mạn phải tàu đâm vào núi băng, cong oằn nhiều chỗ và khiến các đinh tán phía dưới mực nước biển bắn tung ra, khiến sáu khoang bắt đầu bị tràn nước. Mọi người thường cho rằng trong, hay ngay trước, vụ va chạm Murdoch có thể đã muốn đưa ra lệnh "Hết lái sang trái" (đánh tay lái sang trái để tàu đi sang phải) có lẽ trong một nỗ lực nhằm giữ phần đuôi tàu khỏi đâm vào núi băng (điều này có thể giải thích lời bình luận của Murdoch với thuyền trưởng "Tôi đã định lái sang trái để đi vòng quanh nó"), nhưng đã quyết định trái ngược, bởi vì ông không hề ra lệnh này. Sĩ quan lái tàu Robert Hichens, người đang giữ bánh lái, và Sĩ quan hạng tư Joseph Boxhall, đang ở gần đó trong phòng thuyền trưởng, cùng cho rằng lệnh cuối cùng Murdoch nói với Hichens là "Hết lái sang phải!". Dù những chiếc bơm trong sáu khoang đó đủ sức bơm nước ra tương đương với lượng nước tràn vào, năm chiếc đã bị thủng nhiều lỗ nhỏ tổng cộng khoảng 1,1 m². Các cửa kín nước được đóng lại khi nước bắt đầu tràn vào năm khoang - nhiều hơn một khoang so với mức Titanic có thể nổi. Thuyền trưởng Smith, được thông báo về cú va chạm, ra lệnh "dừng toàn bộ" ngay khi lên tới khoang thuyền trưởng. Sau khi các sĩ quan cao cấp trên tàu là J. Hutchinson và Thomas Andrews xem xét tình hình chung và tại khoang thư khi ấy đã ngập nước một nửa, nguy cơ rõ ràng Titanic sẽ chìm và sẽ không đủ thuyền cứu sinh để cứu toàn bộ hành khách. Lúc 00:05 sáng, 25 phút sau vụ va chạm, Thuyền trưởng Smith ra lệnh chuẩn bị tất cả thuyền cứu sinh; Năm phút sau, lúc 00:10 sáng, ông ra lệnh đưa thuyền ra; Sau đó, lúc 00:25 sáng, ông ra lệnh đưa phụ nữ và trẻ em lên thuyền và hạ xuống biển. Lúc 00:50, Sĩ quan hạng tư Joseph Boxhall bắn quả pháo hiệu đầu tiên nhưng không có câu trả lời.
Điện báo viên của tàu Titanic vẫn tiếp tục gọi cứu viện. Mặc dù các tàu khác ở khá gần nhưng các điện báo viên trên một số con tàu khác lại đang ngủ. Tàu Olympic, cùng hãng White Star Line và là chị em với tàu Titanic, đã nghe thấy tín hiệu kêu cứu nhưng nó lại ở quá xa nên không thể đến giúp được.
"Bản trường ca của những người nghệ sĩ bất tử"
Wallace Henry Hartley (2-6-1878) là một nghệ sĩ violin người Anh, Wallace Hartley sinh ra trong một gia đình dệt may ở thị trấn đồi Colne ở Lancashire, nơi ông đã dành nửa đầu cuộc đời. Khi Wallace 17 tuổi, cha anh, người lúc này đang làm việc rất tốt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, đã chuyển gia đình đến Yorkshire, đầu tiên là Huddersfield, sau đó là Leeds và sau đó là Dewsbury, nơi họ cư trú tại thời điểm xảy ra thảm kịch.
Sau khi họ chuyển đến Yorkshire, Wallace đã thuyết phục được cha mình cho phép anh theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Anh chơi tại Harrogate Kursaal và chỉ huy dàn nhạc thành phố ở Bridlington. Ở Leeds, anh chơi ở quán cà phê thời trang Collinson. Và chính tại đây anh đã gặp 1 nửa của đời mình, Maria Robinson, họ dự định sẽ kết hôn vào mùa hè năm 1912, năm xảy ra thảm kịch Titanic.
Một ngày trước khi tàu Titanic chuẩn bị ra khơi, Wallace đã được yêu cầu chuyển từ tàu Mauretania và trở thành nhạc trưởng trong chuyến đi định mệnh này. Anh miễn cưỡng đồng ý.
Và rồi chuyện gì tới cũng sẽ tới. Ngay khi con tàu Titanic va chạm với tảng băng trôi, ban nhạc đã được vận động bởi thuyền trưởng của con tàu, ông Edward John Smith, chơi vài bài nhạc để làm giảm sự hoảng loạn và duy trì bầu không khí bình tĩnh. thế nhưng sự thật họ không phải một nhóm ngay từ đầu. Đây vốn là 2 đội hoạt động riêng biệt và biểu diễn âm nhạc ở từng thời điểm, địa điểm khác nhau. Đội 5 người của Wallace Hartley trình diễn vào các buổi uống trà và tiệc tối, lễ Chủ Nhật. Ngoài ra có 3 nghệ sĩ chuyên chơi violin, cello và piano sẽ chơi nhạc tại phòng tiếp đón bên ngoài nhà hàng A la Carte và quán cà phê Parisien.
Phải mãi tới phút giây khi thảm họa kinh hoàng xảy ra mới là khoảnh khắc đầu tiên 8 người họ biểu diễn chung với nhau. Những cái tên Wallace Hartley, Roger Marie Bricoux, John Wesley Woodward, John Frederick Preston Clarke, Georges Alexandre Krins, Theodore Ronald Brailey, John Law Hume và Percy Cornelius Taylor đã vĩnh viễn đi vào lịch sử trong đêm 14/4 khi họ chơi nhạc cho tới phút chót cùng con tàu xấu số. Họ đã quyết định gắn bó với con tàu, nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ đã làm những gì họ cho là đúng đắn.
Trong lúc hoảng loạn và sợ hãi, những hành khách cho biết bản nhạc cuối cùng mà ban nhạc đã chơi, là "Nearer, My God, to Thee" (tạm dịch "Càng gần Chúa hơn"), chính là khúc nhạc tiễn đưa những hành khách xấu số và cả chính bản thân họ về với thiên đường.
"Sự bất diệt của những quý ông"
“Ta phải giống như một người đàn ông chân chính”
Ông Benjamin Guggenheim – một người nổi tiếng trong giới ngân hàng, mặc bộ lễ phục đẹp đẽ nhất: “Ta phải chết trong vinh quang, như một quý ông”.
Mảnh giấy mà ông để lại cho vợ mình viết: “Trên con tàu này không thể có bất kỳ một người phụ nữ nào vì bị anh giành mất chỗ trên thuyền cứu nạn mà còn ở lại trên boong. Anh sẽ không chết trong nhục nhã, anh sẽ là một người đàn ông chân chính”.
Sau đó ông Guggenheim đã nói với người giúp việc bằng tiếng Đức rằng: "Đừng lo cho tôi, ngày mai con tàu sẽ lại như bình thường thôi, hãy chăm sóc cho vợ tôi nhé"
Nhận thấy rằng hoàn cảnh đang nguy kịch hơn và nhận ra không còn lối thoát nào cho bản thân, ông Guggenheim cùng người tài xế của mình là Giglio, quay trở lại cabin của mình, vận lên mình bộ suit, cài một bông hoa hồng vào ngực trái.
Một người sống sót tên Rose Amelie đã nói trong 1 bức thư rằng:" Ông Guggenheim sau khi nhường tấm vé được sống của mình cho phụ nữ và trẻ em, đã mặc bộ lễ phục đẹp nhất của mình cùng với bông hồng trên ngực trái để đón nhận cái chết".
Những lời cuối của ông cùng với người tài xế Giglio của mình như sau: " Ta ăn vận đẹp nhất có thể và ta sẽ xuống dưới đấy như một quý ông ".
Cả 2 người đều được xác nhận đã chết đuối.
"Vị tỷ phú giàu nhất thế giới: giàu có cả về vật chất lẫn tình người!"
Trong những thập kỷ đầu năm 1900, Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV) đã liên tục giữ danh hiệu người giàu nhất thế giới. Người ta ước tính rằng, tài sản của Astor thậm chí còn đủ mua được tới 10 chiếc tàu Titanic.
Khi nghe thông tin về chuyến hành trình của Titanic, ông đã không ngần ngại chi một khoản tiền khổng lồ để đưa vợ mình đi nghỉ trên con tàu sang trọng ấy mà không biết rằng bi kịch đang chờ họ ngay trước mắt…
Trong đêm Titanic gặp nạn, ở vào khoảnh khắc những chiếc thuyền cứu sinh được thả xuống, Astor đã đưa người vợ mang thai 5 tháng của mình lên thuyền. Thế nhưng ngỡ ngàng thay, ông chẳng hề bước xuống cùng vợ mà chỉ đứng lại trên boong tàu cùng chú chó trung thành bên cạnh. Khi con tàu dần chìm xuống cũng là lúc Astor châm một điếu xì gà, nhìn chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng đang dần khuất xa và nói lớn: "Anh yêu hai mẹ con!"
Với quyền lực và số tài sản của mình, Astor từng được Phó thuyền trưởng Charles đặc biệt dành một vị trí trên chiếc thuyền cứu sinh đầu tiên. Nhưng ông đã cự tuyết một cách cương quyết và nói: "Đây chính là giải pháp mà tôi cảm thấy hợp lý nhất". Sau đó, người đàn ông giàu nhất thế giới ấy đã đem tặng vị trí của mình cho một bé gái người Ireland.
Vài ngày sau tai nạn, vào một buổi sáng sớm ở Bắc Đại Tây Dương, đội cứu hộ đã phát hiện ra thi thể của Astor đệ tứ. Khi đó, một phần đầu của ông thậm chí đã biến dạng vì bị ống khói của con thuyền đè vào…
“Bây giờ mọi người phải dựa vào chính mình rồi”
2 giờ 5 phút ngày 15/4, chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng chở 44 người rời khỏi tàu Titanic, để lại hơn 1.500 người chờ thần chết đến. Lúc này, thuyền trưởng của tàu Titanic, ông Edward John Smith ra hiệu cho hai nhân viên điện báo là Bled và Philip rằng họ có thể rời khỏi vị trí. “Bây giờ mọi người phải dựa vào chính mình rồi”. Vị thuyền trưởng râu tóc bạc phơ ấy sau khi nói xong thì đi thẳng đến phía cầu tàu.
Sau khi tất cả các thuyền cứu hộ đều đã đi, trên tàu Titanic chỉ còn lại một mảnh yên tĩnh đến kỳ lạ, dường như mọi người đã không còn sợ hãi, hơn trăm người đứng lặng lẽ ở boong tàu, sau đó, tàu Titanic càng ngày càng nghiêng.
“Tất cả đèn đóm trên tàu đều tắt, lúc này thân tàu và mặt biển đã gần hợp thành một góc vuông, sau đó tôi bắt đầu nghe thấy tiếng động ầm ầm đáng sợ phát ra từ thân tàu, giống như tiếng sấm chớp từ đằng xa vậy. Những chiếc nồi hơi rời khỏi vị trí của nó, bắt đầu rơi xuống, đập vỡ thân tàu. Hai giờ đêm, thân tàu và mặt biển đã hoàn toàn trở thành một góc vuông, đuôi tàu nhếch lên cao, cảnh tượng đáng sợ ấy kéo dài khoảng hai phút, sau đó nó bắt đầu từ từ và không ngừng nhanh dần chìm sâu vào đáy biển”.
Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, chỉ trừ phó chỉ huy thuyền cứu hộ là Lightoller may mắn sống sót, còn lại tất cả đều hy sinh bản thân ngay tại vị trí của mình. 2 giờ sáng, nhân viên điện báo John Philip nhận được lệnh rời khỏi vị trí từ thuyền trưởng, nhưng anh ta vẫn ngồi trong phòng phát tín hiệu, duy trì tư thế không ngừng phát ra tín hiệu “SOS” cho đến những giây phút cuối cùng.
"Cái chết bên cạnh người ta yêu sẽ được ghi danh cõi thiên thu"
Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Khi được đề nghị lên thuyền cứu sinh cùng vợ mình ông đã nói: “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại". Còn vợ ông, quý bà Rosalie Ida Blun thì khẳng định: “Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi sẽ chết như chúng tôi đã sống cùng nhau". Ngay lập tức, quý bà Ida đã cởi chiếc áo lông của mình đưa nó cho người giúp việc của mình, Ellen Bird và yêu cầu cô thế chỗ mình trên chiếc thuyền cứu sinh.
Họ được nhìn thấy lần cuối cùng là đang nắm tay nhau cho đến giây phút cuối cùng trên boong tàu.
Bài viết được dịch thuật, chọn lọc và sưu tầm bởi Lê Tiến Nguyên.
Tổng hợp từ Wikipedia; Vnexpress; nhandaovadoisong; allthatsinteresting; En.wikipedia; thehistorypress;