Nghịch lý: Trả giá với người nghèo, phóng khoáng với người giàu khiến chúng ta phải suy ngẫm

Nội dung bài viết

Video học lập trình mỗi ngày

Từ quê đến thành phố, những hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi. Và cứ thế, cụm từ “trả giá” di chuyển khắp mọi nơi. Bất chấp địa lý, thời gian, ở đâu có tính chất trao đổi và quyền lợi thì ở đó cụm từ này xuất hiện. Không dưới 2 lần, tôi được nghe mọi người nói “Đi chợ nhớ trả giá, kẻo bị thách” và tôi cũng không ngoại lệ. Trả giá có tốt không, tại sao cụm từ đó lại xuất hiện nhiều như vậy?

Nghịch lý: Trả giá với người nghèo, phóng khoáng với người giàu khiến chúng ta phải suy ngẫm


Từ quê đến thành phố


Để tìm hiểu tại sao cụm từ “trả giá” gần như xuất hiện dày đặc, chúng ta phải khám phá nguyên nhân tạo nên vấn đề. Với tôi, sau mỗi vấn đề là cả một câu chuyện. Hiểu về nguyên nhân sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề triệt để thay vì mãi đi tìm giải pháp. Tôi từng trải qua câu chuyện về sự trả giá và được tái hiện bởi cuộc sống thường ngày. Trước đây, tôi thường tự ti vì không biết trả giá; tôi còn cho rằng trả giá giỏi là cần thiết cho công việc nội trợ của người phụ nữ. Tôi cũng bị mẹ mắng vì lý do đó. Không hẳn, tôi không biết cách trả giá mà tôi có một lý do đằng sau. Nếu tôi làm như vậy, tôi sẽ lấy đi cả một mâm cơm của những người nghèo khổ.


Nguyên nhân xuất phát từ suy nghĩ của mỗi người và suy nghĩ đó được đút kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu một người nói thì có thể không ai tin cả, còn nhiều người nói thì hầu hết được chúng ta tin và truyền đi theo dạng hình thức khác nhau. Điển hình là tôi, tôi được mẹ dặn là phải trả giá khi đi chợ.

Tôi càng nhói lòng hơn khi bắt gặp một câu chuyện trên fanpage Cháo Trắng TV nói về sự việc này. Cô X sẵn sàng trả giá 1-2 ngàn cho một bó rau, cân thịt. Nhưng cô lại phóng khoáng đến mức bo hẳn vài trăm ngàn cho một thực đơn ở nhà hàng sang trọng. Tại sao cô hào phóng như vậy nhưng lại tính từng đồng từng cắc với những người nghèo khổ?


Khi hỏi ra, cô thở dài kể:

  • Thứ nhất, cô mất niềm tin từ việc đi chợ của mình. Cô bị gạt từ một người bán trong chợ - người đã bán gấp 10 lần giá trị món đồ. Cô càng có dữ liệu thấy rằng họ đã lấy 1 lời 10.
  • Thứ hai, cô muốn thể hiện đẳng cấp. Chính nhà hàng sẽ là nơi giúp cô thể hiện sự giàu có của mình. Nếu cô cho những người nghèo khổ thì không ai thấy cô đã làm việc đó.

Suy cho cùng, có lẽ, yếu tố chính là từ cô. Việc mất niềm tin hay có niềm tin cần đặt vào bối cảnh, không áp đặt cảnh này vào cảnh khác vì mỗi cá thể không giống nhau. Còn việc thể hiện đẳng cấp không chỉ xuất phát từ việc mình có bao nhiêu tiền, mà quan trọng từ cách đối nhân xử thế, có điều giàu có từ bên trong mới là đáng quý, đừng bị che mắt bởi vẻ bề ngoài.


Đâu đó thoáng qua là sự phân biệt giàu – nghèo, là một nghịch lý cuộc sống đáng suy ngẫm. Hãy nhớ lại xem, chúng ta chẳng bao giờ trả giá với một bó rau trong siêu thị, thậm chí là không cần trả lại tiền thừa phải không? Vậy mà, chúng ta đã đối xử ngược lại với những người buôn bán ngoài đường, chợ. Tất cả, họ đều xứng đáng được nhận thù lao như nhau vì họ đều phải lao động để mưu sinh. Trả giá với người nghèo, phóng khoáng với người giàu làm chúng ta vô tình trở thành người ích kỉ. Chúng ta trả giá để bớt những đồng bạc lẻ nhưng đồng tiền đó là cả một mâm cơm của những người nghèo khó.


Vậy chúng ta có nên trả giá không?


Với tôi, trả giá không có gì sai mà sai ở ngay bối cảnh con người. Và việc trả giá sẽ không được giải quyết triệt để, nó chỉ dừng lại ở việc hạn chế sử dụng cụm từ đó mà thôi. Không dễ dàng để nói với ai đó rằng bạn không nên trả giá khi đi chợ mà còn tùy thuộc vào bối cảnh như thế nào. Nếu chúng ta biết giá trước của một món hàng và người bán cố tình đôn giá lên gấp nhiều lần thì tình huống này phải trả giá. Với một số ngành, lĩnh vực, bạn cũng nên trả giá. Bạn nên trả giá (còn gọi là đàm phán giá ở lĩnh vực như bất động sản,..) vì giúp bạn có một giá tốt hơn, tránh bị hớ.


Hình thức bên ngoài không làm nên nhân cách con người. Giống như bo nhiều tiền hay ít tiền cũng không đánh giá toàn mỹ bạn là người tốt hay không. Hay mỗi lần trả giá cũng không làm tăng hay giảm được giá trị của món hàng. Tóm lại, chúng ta đừng quá xem trọng việc trả giá vì nó không làm cho giá trị của chúng ta được tăng lên phần nào.


Hãy hình dung bạn hay người thân là người bị trả giá thì sẽ như thế nào? Đặt mình vào tình cảnh người khác là cách giúp chính mình thức tỉnh cho những việc làm không hợp lý. Từ đó, bạn sẽ có cách đi đúng hơn sau khi suy nghĩ. Cuộc sống này, bạn sẽ không biết trước hết tương lai. Trân trọng những gì đang có thay vì quá chú tâm về việc trả giá, tôi tin bạn sẽ hạnh phúc và tăng giá trị bản thân. Trả giá không làm tăng giá trị cho bạn. Xin hãy mua được của người giàu thì đừng trả giá với người nghèo bạn nhé!


by: Nguyễn Thị Yến Mi

Có thể bạn đã bị missing