[Tips JavaScript] - Trường hợp nào nên sử dụng call(), apply() và bind() trong javascript

Nội dung bài viết

Video học lập trình mỗi ngày

Chắc hẳn 3 methods này call(), apply() và bind() không còn xa lạ gì đối với những bạn chuyên về javascript (nodejs, mongodb). Và quan trọng là nhiều tài liệu cũng nói về 3 methods này, nhưng trường hợp nào sử dụng và sử dụng chúng có tác dụng gì thì chưa thấy tài liệu nào nói rõ. 

Và nếu như các bạn developerjs (devjs) đang đi tìm câu trả lời này thì hy vọng bài này sẽ giúp bạn một phần nào đó hiểu sâu hơn về call(), apply() và bind(). 

call(), apply(), bind()

Nói về "this" keyword

Vì sao chúng ta nói về "this" keyword. Vì nó có liên quan đến call(), apply() và bind(). Và hầu như thì "this" thì devjs nào cũng rõ hơn ai hết rồi. Chỉ nói sơ qua cho những bạn đang mông lung chút thôi. 

Xem xét đoạn code sau: 

À mà nhắc nhẹ nè, cố gắng thao tác trên Console của chrome nhé. Tập thói quen đi mấy ông devjs. Mở console của chrome ra gõ nè.

function anonystick(){
  console.log(this);// xem nó ra cái gì????
}
Output:
Window {postMessage: ƒ, blur: ƒ, focus: ƒ, close: ƒ, parent: Window, …}

đó là "this" đó. Khi chúng ta goị function anonystick() thì chúng ta đang get một window Object. "this" chính là refers level cao nhất của window object. Xem hình ảnh console Chrome nè. Nhắc lại, học thao tác trên này luôn nha. 

Bài học này tôi sẽ làm trên Chỏme luôn. 

Trên đó là nhắc nhẹ về "this" thôi nha. OK nè, đi tiếp vấn đề chính nè. Call, bind & apply methods Vì sao javascript lại sản sinh ra 3 methods này. Chính là vì những trường hợp này? Một trong những trường hợp huyền thoại của các cháu mới ra trường :D 

Ví dụ: Khi click vào button thì hiển thị thông tin Student lên thôi, ez game.

var user = {
 students: {
    name: "Anonystick blog's javascript",
    website: "https://anonystick.com"
 },
  showInfo: function (event) {
     // Hiển thị thông tin student lên
     console.log (this.students.name + " " + this.students.website);
   }
}
 
// Gán hàm thực thi lên sự kiện click chuột vào button
$ ("button").click (user.showInfo);

Rồi khi chạy nó sẽ ok không??? Dừng đây suy nghĩ chút đi??? Đúng rồi, đương nhiên bị lỗi rồi. Lúc đó trình duyệt sẽ báo

(index):39 Uncaught TypeError: Cannot read property 'name' of undefined
    at HTMLButtonElement.showInfo ((index):39)
    at HTMLButtonElement.dispatch (jquery.js:5183)
    at HTMLButtonElement.elemData.handle (jquery.js:4991)

name đâu ra?? Khi 'this' bây giờ là của button chứ không phải là User nữa. Giờ là hiểu vì sao bị lỗi hoài đúng chưa? Chính vì lý do đó, cho nên 3 methods này ra đời thôi. Nhiệm vụ của nó chính là thay đổi ngữ cảnh của 'this' mà thôi, chứ chẳng có gì cao siêu cả. 

Ở trong Javascript, những hàm này được sử dụng để thiết đặt hoặc thay đổi giá trị của con trỏ “this” theo ý muốn của anh em mình thôi. Sử dung thì nó cũng giống nhau thôi. 

Giờ ta thử sử dụng call() cho ví dụ trên nè: 

Thay vì

// Gán hàm thực thi lên sự kiện click chuột vào button
$ ("button").click (user.showInfo);

thì sử dụng call()

// Gán hàm thực thi lên sự kiện click chuột vào button
$ ("button").click (user.showInfo.call(user));
Output:
Anonystick blog's javascript https://anonystick.com

Ngon chưa!!! Sử dụng bind()

// Gán hàm thực thi lên sự kiện click chuột vào button
$ ("button").click (user.showInfo.bind(user));

call(), apply() và bind() giống nhau về cách sử dụng nhưng khác nhau về cách gọi một chút thôi. 

Syntax call(), apply() và bind()

Giờ ta lấy ví dụ cụ thể và chạy trên Console của Chrome thử luôn

var students = {
    name: "Anonystick blog's javascript",
    website: "https://anonystick.com"
}

function Register(course, fees){
 var studentName = this.name;
 console.log("Registered student: " + studentName);
 console.log("Course Name: " + course);
 console.log("Course Fees: " + fees);
}

Ok vậy nha. Nếu gọi console.log(Register('javascript', 99)); 

Thử nha 

Không có gì hết 

Syntax call()

Syntax apply() 

Thì cũng giống như call() thôi, nhưng khác là truyền các tham số vào là arrays thôi. 

Syntax bind() 

Thì hơi khác một chút, với bind(0 thì returns a new function mới sử dụng được.  

Đó các bạn có thể thấy tôi sử dụng các gọi khác nhau và thao tác trên console của chrome đó. 

Kết Luận

Bây giờ các bạn sau khi đọc xong về call(), apply() và bind() thì các bạn có thấy gì lạ không? Và bây giờ các bạn có thể hiểu hơn nhiều rồi chứ. 

Nếu bài viết có ích cho bạn thì hãy share nó, biêt đâu có những người như các bạn chưa được biết thì sao? Chúc các bạn một ngày làm việc hiểu quả!

Có thể bạn đã bị missing