Nội dung bài viết
Video học lập trình mỗi ngày
Nếu như bạn là một lập trình viên làm việc trong môi trường internet, có thể bạn đã gặp những tình huống này chưa, hoặc đã triêu chọc một lập trình viên khác vào một tình huống thế này?
"Công việc bạn hôm này làm gì? Hay vẫn tiếp tục fix bugs?" hay "Lỗi vẫn ổn định nhỉ?"
Công việc bạn hôm này làm gì? Hay vẫn tiếp tục fix bugs?
Vâng sự thật là vậy, có nhiều buổi sáng mới lên văn phòng, tôi cũng buộc miệng hỏi những câu như vậy? Có bạn thì nói "em đang fix một số bugs", bạn thì nói "Hôm nay em tiếp tục fix lỗi".
Nếu bạn là một nhân viên bình thưởng, thì bạn sẽ nghe đó là điều bình thưởng, nhưng với một quản lý hoặc là giám đốc thì việc đó xem như là một việc thất vọng trong việc phát triển sản phẩm.
Vì sao? Hãy kiên nhẫn nghe tôi nói hết những suy nghĩ về phương diên là người quản lý và sau đó là một người lập trình viên.
Đa số lập trình viên không chú ý đến nâng cao hiệu quả công việc
Một sự thật phũ phàng nhưng chúng ta cần phải bàn tới. Như bạn thấy đấy, xung quanh môi trường chúng ta có nhiều lập trình viên (LTV) đang bị giới hạn bởi một vòng luẩn quẩn trong việc giải quyết lỗi.
Phiên bản được đưa lên, nhưng đầy lỗi, và chưa xong thì phiên bản khác lại tới. Nghĩa là những lỗi ở phiên bản trước chưa xong, họ lại gặp những lỗi mới ở phiên bản tiếp theo. Thật đáng buồn.
Thực tế, thời gian để giải quyết lỗi liên quan đến nhiều vấn đề kéo theo, đạc biệt là năng suất của cá nhận LTV đó, chứ tôi chưa đề cập tới công ty. Việc fix lỗi, tôi nghĩ đó là thời gian phụ mà thôi.
Về lý thuyết trơn tru thì, các bạn hay LTV nên dành phần lớn năng lượng và thời gian của chính mình để dành cho sự phát triển sản phẩm và kế hoạch tiếp theo. Và còn một điều nữa, các bạn có biết một công ty phải trả bao nhiêu chi phí duy trì sự ổn định của phần mềm. Tôi sẽ tiết lộ sơ sơ là rất lớn.
Vất vả mà lương không cao?
Đó là điều mà ai cũng từng than vãn, rất nhiều LTV nói thì thầm nhỏ to các kiểu con đà điều rằng họ làm vất vả mà lương không cao. Giả sử bạn là một nhân viên luôn dính vào trường hợp trên là "luôn fix bugs" thì bạn hãy dừng lại mấy phút và suy nghĩ vì sao kết quả lại như thế này?
Cho phép tôi được hỏi bạn một số câu hỏi: Bạn có mang lại lợi ích cho công ty nếu hầu như bạn dành hết thời gian để fix bugs? Câu hỏi này, tôi bỏ lại để cho các bạn suy nghĩ? Còn thực tế thì sao? Thực tế công ty tăng trưởng = 0, hay có thể là âm.
Một con số đang báo động với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Thế bạn nghĩ cuối năm công ty sẽ có thưởng và hứa hẹn tăng lương cho bạn không? Chính vì vậy, khi một quản lý hỏi bạn "Em ơi! Em đang làm gì?". Đừng có mà trả lời rằng "Em đang fix một số lỗi ở chỗ ABC..."
Góc nhìn từ người quản lý
Hầu như môi trường nào cũng vậy, bất cứ một ngành nghề nào, một công việc gì thì cũng có hiện tượng như vậy, từ khi có một idea hay một dự án của khách hàng thì quá trình phát triển một dự án hay sản phẩm thì công ty đặc biệt quan tâm đến thời gian phát triển của một sản phẩm, họ mong muốn hoàn thành phát triển và cho ra đời sản phẩm càng nhiều càng tốt và càng ít thời gian càng tốt.
Nhưng đừng để 1 tháng phát hành dự án, thì mất 1 năm để fix lỗi mà đáng ra nó không đang có ở mỗi LTV. Thà nó nằm ở chính sách, định hướng của công ty. Ngược lại, nếu ai cũng có ý thức nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng, dành nhiều thời gian hơn cho những việc có giá trị thì tôi nghĩ hiệu quả công việc của công ty sẽ không tệ, công ty hái ra tiền, lương của bạn cũng không thấp.
Ở đây tôi có xuất bản nhiều bài viết về kinh nghiệm và cuộc sống Lập trình viên nếu bạn có nhã ý xem qua thì xin mời...
Năng cao hiệu quả công việc như thế nào?
Bạn có thể hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả công việc nhưng thực ra rất đơn giản, sau khi làm xong mọi việc bạn phải suy ngẫm về:
- Có cách nào dễ hơn không?
- Làm thế nào chúng ta có thể giảm số lượng lỗi?
- Có một giải pháp chung để làm điều này?
Đó là lý thuyết, còn thức tễ hãy nghe tôi kể về chính cuộc đời người viết...