Để trả lời câu hỏi này thì nghiên cứu 5 cấp đối với nghề lập trình viên

Nội dung bài viết

Video học lập trình mỗi ngày

"Hi các bạn, làm thế nào để được đề xuất lên làm leader trong team ? Thanks" Một câu hỏi đáng suy ngẫm cho những bạn có ý chí tiến thủ... Trước đây một tờ báo nổi tiếng đã đăng một bài của Max một trong những nhà lập trình viên cao cấp nhất đó là bài viết "The Singular Secret of the Rockstar Programmer" tạm dịch là "Bí mật của một siêu sao lập trình viên". Ở đó bạn cũng sẽ thấy hình ảnh mình ở đó. 



Và hôm nay rất tình cờ tôi lại được đọc lại và có phân tích từ góc nhìn của mình và có tham khảo qua những sách mà tôi từng đọc. Xin phép được chia sẻ.


Một người lính giỏi sẽ trở thành một tướng quân giỏi


Một người lính giỏi cần phải trải qua những công việc khó khăn nào để trở thành một vị tướng? Nhưng bạn phải chú ý rằng rất có nhiều người lính giỏi và đâu ra sự khác biệt tạo nên một vị tướng giỏi. Đó chính là một phần trong bài viết "Làm sao phân biệt được trình độ của một nhân viên". Mà đã được các bạn giới thiệu ở tuần trước.

Thực trạng hiện nay, có nhiều người vẫn giữ tư tưởng rằng chỉ cần tăng lương đều đặn mỗi năm và không cần thăng tiến vị trí. Để rồi an nhàn với chính bản thân mình, sau đó người khác được tuyển vào làm vị trí cao hơn thì lại đâm ra sân si. 


Có đấy, vẫn có một số nhóm người như vậy. Đề cập lại câu hỏi của một bạn hỏi, hãy xem qua hình ảnh để thấy rõ câu hỏi. Đây sẽ là một câu hỏi hay và thẳng thắn nhất của một lập trình viên. 

Giám chắc một số người đọc xong sẽ thả mặt cười haha, số còn lại cười mỉm, và không quan tâm. Và cũng giám chắc sẽ ít có một số câu trả lời cho bạn hài lòng, bời vì ít người hiểu được câu chuyện làm thế nào để thăng chức thăng quyền. Khó, nhưng theo tôi, thì tôi sẽ có quan điểm sau. Đọc từ từ.


Lập trình viên nào dễ thăng tiến nhất


Hẳn là ở đây có nhiều bạn chưa phải mà người lãnh đạo cho nên bạn chưa chắc biết lãnh đạo nghĩ gì và nghĩ đến ai khi cân nhắc thăng chức cho một số lập trình trong công ty. Rất khó, bởi vì có hai yếu tố làm lung lay tinh thân của nhà lãnh đạo trong công ty đó là mình thích ai và thứ hai đó là những nhân viên có phẩm chất tốt. 


Chưa bàn tới hai yếu tố này, nhưng sẽ bàn tới quan điểm của các công ty lớn và đã được đề cập nhiều về việc tuyển chọn nhân viên để thăng chức đó là hãy chia đội ngũ nhân viên ra thành 5 cấp. Sẽ thấy rõ như thế này. 


Lập trình viên cấp 5: Nếu bạn là một nhân viên thuộc cấp 5 đó là thường không hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo giao, một khi công ty sa thải trong thời buổi COVID này là những người đầu tiên dễ bị sai thải nhất đó chính là những người thuộc nhóm cấp 5. 


Lập trình viên cấp 4: Nếu bạn thuộc cấp 4 thì cũng không khá hơn nhân viên cấp 5 đã nói ở trên là bao nhiêu, có may chăng là bạn thực hiện công việc đươcj giao đúng hoàn thành, nhưng chất lượng hiệu quả thường không cao, hay nói toác ra là 1 ngày làm kèm theo đó 4 ngày fix bugs. 


Lập trình viên cấp 3: Nếu bạn là cấp 3 thì bạn chính là nhân viên có thể hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo mà không cần thỏa hiệp và chất lượng hoàn thành rất cao. Ở Việt Nam nhóm cấp 3 này rất nhiều bởi vì phù hợp với làm outsource như hiện nay. 


Lập trình viên cấp 2: Nhân viên cấp 2 có thể hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian mà nhà quản lý giao việc cho họ, ngoài ra họ còn có thể nghĩ ra cách để tối ưu hóa đoạn mã mà họ đã viết. Kết quả được giao lần nào cũng khiến lãnh đạo rất hài lòng, loại này quá tuyệt nhưng xứng đáng làm lãnh đạo cho tương lai không? Hay xem nhóm lập trình viên còn lại hay gọi đó là những nhân viên cấp 1: 


Lập trình viên cấp 1: Nếu bạn là trường hợp này thì tôi xin chúc mừng bạn, thật tuyệt vời khi công ty có một người như bạn. Nhân viên cấp 1 không chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo một cách nhanh chóng và tốt và chi phí đầu tư thời gian ít nhất. Ngoài ra họ còn hiểu được rằng cấp trên muốn làm gì tiếp theo, lập kế hoạch trước và đưa ra những đề xuất và hiểu biết của riêng họ. Bất kỳ ai nghĩ về phía trước của người lãnh đạo và chia sẻ trách nhiệm với người lãnh đạo thường là dễ nhất để đưa vào danh sách quản lý trong tương lai trong tổng số đội ngũ nhân viên. 


Trên thực tế, những nhân viên dễ dàng được thăng chức thường chứa đựng một số đặc điểm: làm việc thực tế, tư duy rõ ràng, kỹ năng vững vàng và khả năng quan sát rất nhanh, đáp ứng lẹ nói chung là nhìn cái là biết rồi. 


Sẽ còn nhiều yếu tố nữa nhưng yếu tố tiếp theo đó là chỉ số EQ phải lớn hơn IQ. Trong một công ty, EQ thường quan trọng hơn IQ. Chỉ số IQ thường có thể xác định một người có thể làm việc trong một công ty hay không, nhưng trí tuệ cảm xúc có thể xác định bạn có thể làm việc trong công ty này bao lâu và bạn có thể làm ở vị trí cao như thế nào. Cái đó dành cho bạn suy nghĩ. Ngoài ra yếu tố tiếp theo nữa cũng không kém phần long trọng đó là bạn nên học sâu hay rộng về kiến thức. Nếu sâu thì hạn hẹp bề ngang mà rộng thì nông về bề sâu. Đây là câu trả lời tiếp theo của tôi: "Kiến thức sâu hay rộng đối với một lập trình viên" hoan nghênh tinh thần học hỏi lẫn nhau.


Đôi lời dành cho bạn đặt đâu hỏi, nếu bạn đọc được những dòng này. Chúc vui vẻ.

Có thể bạn đã bị missing