Có đúng là tiền lương font end không cao bằng back end hay không? SAI!

Nội dung bài viết

Video học lập trình mỗi ngày

Hôm nay nói về tương lai với một câu hỏi đó là lương back-end hay front-end ai trả cao hơn? Tiếp theo, là bàn về back end hay front end là người quyết định giá trị cốt lõi của công ty trong phạm vi kỹ thuật. 


Nhâm nhi ly coffee để nói lên suy nghĩ của mình. Hôm nay là một buổi sáng khá đẹp, trời rất mát. Trong lúc Bánh Bao (bé đầu) đi học, Bánh Gạo (bé hai) đang say sưa ngậm bầu sữa của Mẹ nó thì mình cũng tranh thủ ra làm ly coffee một mình ngay quan thân quen.  Hình thằng ku Út


Chưa tiến tới nơi mình cần ngồi thì nghe tiếng ồn ồn của hai cậu choai choai, chắc cũng là sinh viên nói về lương của lập trình viên, cụ thể là BACK-END và FRONT-END. Sau một lúc ngồi nghe thì mới biết sinh viên của HUTECH. Chắc là năm 2 hay năm 3 gì đó. À, thì ra nó chọn cái chết... Chính vì vậy mình cũng muốn nói lên suy nghĩ của mình về chủ đề này. Và cũng là những suy nghĩ của chính kinh nghiệm của tôi. 


Tips: Cách xin việc mà không cần kinh nghiệm


Front-end và back-end nói về giá trị cốt lõi


Bạn có bao giờ nghe câu "Front end là hậu thuẫn cho back end làm chủ công nghệ cốt lõi của công ty". Bạn có đánh giá gì về quan niệm này?? 


Nếu tôi nói rằng nó không sai, Bởi vì công nghệ cốt lõi của công ty thực sự gần với back end hơn, đó là một sự thật. Những vị trí hay họp những việc quan trọng ở một công ty theo tôi quan sát đều đa số là người làm trong hệ thống back-end. Back-end là gì? Nói sơ sơ là họ làm những công việc ở tầng dưới mà khách hàng không nhìn thấy được, như là kiểm soát được lượng truy cập cao khi có lễ lọt gì đó, hoặc bảo mật thông tin, hoặc là làm tầng trung gian... Nhiều lắm và đây là những công nghệ cốt lõi quyết định quy mô kinh doanh của một công ty. 

Nếu tôi nói rằng nó không đúng, thì sao? Thì tôi là thằng ba phải chớ gì nữa. Ko sao, tôi ba phải cũng được, nhưng để tôi nói cho anh bạn đang đọc nghe vì sao nó không đúng. Bởi với sự phát triển của Internet, front-end ngày càng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, ngoài các chức năng, người dùng hiện tại cũng sẽ thả tim cho bạn nếu ứng dụng của bạn mượt mà hơn. Giúp UX (User Experience) của người sướng hơn. 


Giả sử, nếu như youtube không mượt mà và ổn định thì nó đã phổ biến như ngày hôm nay không? Và bạn sẵn sàng sử dụng nó khi mà, trang tải chậm, hiệu suất web không cải thiện? Không đời nào bạn sử dụng nó cả. Đây không phải là những công nghệ cốt lõi quyết định quy mô của doanh nghiệp. Nhưng nó cũng là công nghệ cốt lõi để quyết định có giữ chân khách hàng hay không và liệu có nhiều khách hàng hay không. 


Vì vậy, câu hỏi thực sự là: Công nghệ cốt lõi của công ty là công nghệ nào? Công nghệ front-end có được coi là công nghệ cốt lõi không? 


Theo kinh nghiệm của tôi thì, tôi sẽ trả lời như sau: Tôi cảm thấy rằng một sản phẩm càng cần trải nghiệm người dùng, thì công nghệ front-end là công nghệ cốt lõi. HẾT. Ai có ý kiến, cứ comments... Tôi nghĩ đúng là trải nghiệm sản phẩm nằm ở ý tưởng của sản phẩm, nhưng front-end không chỉ đơn thuần là thực hiện. Mỗi mắt xích ở giữa sẽ đóng vai trò sống còn, nếu trải nghiệm sản phẩm là sức cạnh tranh cốt lõi thì ý tưởng sản phẩm là ý tưởng cốt lõi, còn công nghệ front-end là công nghệ lõi. 


Vì vậy, nếu bạn nào làm back-end có ý định chê bai dân front-end thì bỏ ý nghĩ đó đi ngay. Hãy suy nghĩ rộng ra, cho dù back-end có tối ưu hoá kiểu gì đi chăng nữa thì front-end thảm hoả thì cũng vứt. Như trên, mỗi mắt xích đóng vai trò quan trọng bạn hiểu chứ. Còn bây giờ chúng ta đi đến phân tích việc ai là người được trả lương cao hơn?


Lương lập trình viên


Nếu tôi so sánh giữa lương của một back-end và front-end thì tôi so sánh quá khập khiễng. Bởi vì đó là hai công việc khác nhau, bạn không thể so sánh lương của một bác sỹ và lương của một kỹ sư phần mềm được. Hay nói gọn hơn, bạn không thể so sánh lương giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên. Chúng ta và tôi chỉ dám so sánh tiền lương giữa hai người cùng bằng cấp, cùng ngành nghề. 


Ở trường hợp này, chúng ta xem xét vì sao cùng một ngành nghề, bằng cấp, nhưng tại sao lương lại cách xa nhau đến như vậy. Xuất phát bằng nhau nhưng thằng thì ở trọ, thằng thì đã có nhà cửa... 


Trên thực tế, điều này là bình thường. Trong cùng một công ty, chênh lệch lương giữa các nhân viên chủ yếu được xác định bằng xếp loại, nếu bạn có trình độ tay nghề cao thì mức lương sẽ cao hơn, điều này xem như là hợp lý hơn cả. Nhưng hãy xem xét một tình huống. Khi mọi người có cùng kỹ năng và xếp hạng, cách đối xử của mọi người cũng khác nhau, một số cao, một số thấp. Câu hỏi đặt ra là tại sao điều này lại xảy ra? Làm sao để lương càng cao càng tốt? Hãy để tôi nói chuyện với bạn về hai vấn đề này. 


Hãy để tôi nói về lý do tại sao điều này xảy ra trước. Trong các công ty hiện nay, gói gọn là công ty lập trình đang tuyển lập trình viên ở vị trí DEV 4, và phạm vi lương cho công việc này dao động từ 18 - 22 triệu một tháng. Vì sao có khoảng cách, đó là để cho các bạn chém gió, deal lương. Chém được thì lương sẽ là 22 triệu, còn không chém được, ngoan ngoãn, vâng lời thì 18 triệu


Vậy thôi đơn giản, càng lên cao thì khoảng cách chênh lệch đó càng lớn và mức lương của mọi người cũng dao động mạnh. Chính vì thế mà đôi lúc kế toán vô tình tiết lộ lương, các bạn lại nói xấu nhau, sao tao và thằng ấy cũng level, nhưng nó lương cao hơn, bâbababallbaal. Khổ. Giờ đã hiểu chưa? 


Giờ có muốn học được bí kíp để có lương cao không? Nếu có, vui lòng comment, tôi sẽ send email cho. Còn bây giờ bye bye, uống coffee đã.
Đây là 3 bí kíp để có một mức lương cao cho một lập trình viên, nếu các bạn có thời gian, hãy lướt qua và tham khảo hêy.

Có thể bạn đã bị missing