Nội dung bài viết
Video học lập trình mỗi ngày
Bài viết được đưa vào Series - Chuyện cuối tuần
Hồi nhỏ: Có một cách để thất bại rất chắc chắn: bắt chước thành công của người khác mà không hiểu vì sao nó thành công.
2025 năm nay chúng tôi sẽ tốt nghiệp ngành IT
Có bạn comment rằng, lớp chúng tôi 70% không xin được việc làm
. Uhm, tôi nghĩ rằng còn lại 30% là có nghĩa rằng sẽ có việc làm NHƯNG đi đúng ngành thì chắc 20% còn lại 10% là sẽ chọn không đúng NGÀNH.
Như vậy thì đó cũng là quy luật 80/20
có thể giai đoạn hiện nay là 90/10
. Khó khăn đúng không, nó là đúng nếu như chúng ta nhìn vào con số 70%.
Nhưng nếu ta nhìn vào con số 30% thì nó quả là không quá khó khăn. Bạn muốn nằm ở đâu thì chính bạn là người quyết định và đương nhiện phải cộng thêm sự may mắn.
Sau đây, nếu bạn là một trong những trường hợp chuẩn bị ra trường trong năm này thì có thể xem qua một số điều sau đây, nó có giúp được bạn hay không?
Công việc + mức lương tốt
Như báo cáo đầu nằm 2025 cho ngành nghề IT thì có hai jobs sẽ có mức lương cao trong ngành IT.
Nhưng thật sự để mà nói xuất phát điểm mới ra trường thì nếu đám bảo job đó thì hầu như là không thể. Vì nó đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm THẬT SỰ chứ không phải nhiều năm mà làm cùng một task. Nhưng điều sau đây thì ai cũng có thể chọn được, đúng không?
Thứ hai, việc lựa chọn ngôn ngữ nào đi theo thì đó là GO. Rõ ràng với sự xuất hiện của cloud native với các khái niệm kubernetes và docker thì rõ ràng gốc gác là GO. Vì vậy nếu chưa xác định được thì cứ GO mà thẳng tiến.
Ngoài ra, một học sinh giỏi không thể dành thời gian CHƠI tương đương với một học sinh TRUNG BÌNH được do đó hay mài rũa thêm vũ khí phụ dắt lưng đó là Nodejs và NestJs
đây là trường hợp nếu có thể.
Khi học các ngôn ngữ thì cơ bản là điều cốt lõi, không ai dám phủ nhận chuyện đó. NHƯNG cố gắng thêm về khái niệm "Quản lý memory và mô hình lập trình đồng thời" tôi đang nói là cấp độ ngôn ngữ. Ví dụ như Tai nạn đồng thời trong Go
Viết Project
Chưa có công ty thực tập không có nghĩa là bạn không thể viết được một Project đúng không? Tại sao 30% làm được điều đó. Vì vậy hãy tập trung một project có 4 khía cạnh sau, tôi nói phải CÓ
CURD: Đây là quá trình hình thành của một dự án ban đầu với sự có mặt của monolithic (một api thôi). Đừng suy nghĩ nhiều về Microservice vì đó là điều thứ 2
Microservice: Ở bước 1 thì việc tạo thành công order tốt đẹp. Thì bây giờ chia order đó là thành nhiều bước khác nhau...
Distributed Transactions: Khi chia nhỏ order thì cố gắng làm sao ở db_order_01 có 100 order thì db_order_02 vẫn phải có 100
HA(high availability): Có nghĩa là làm gì thì làm chúng ta phải có quy tắc bảo vệ hệ thống. Đôi khi phải buông bỏ một phần củ khoai vì nó đã hư. Ví dụ sentinel, hystrix...
Bắt buộc bạn phải hiểu về 4 cấp độ thực hành này: Tất cả đều có ở đây nếu bạn quan tâm tất nhiên có mặt đầy đủ go, java, nodejs, nestjs
: Xây dựng hệ thống đồng thời cao.
Quan trọng bạn có dám thêm chút thời gian đầu tư cho mình hay không?
START
Hãy từ bỏ những thói quen mà đã lâu rồi nó vẫn nhịp chân tại chỗ. Chúng ta không cao to, nhưng vấn xem được ngàn dặm vì đứng trên vai người khổng lồ được mà, đúng không?
Điều không nên: "Tôi đã viết API ORDER cho công ty, sử dụng GIN/SPRINGBOOT để phát triển". No, hãy bỏ thói quen đó.
Điều nên: Lúc đầu lượng order của hệ thống chịu được 3000 request/second. Và giờ cao điểm chúng tôi đã nhận được 10.000 req/s, do đó hệ thống tắc nghẽn (S). Sau đó chúng tôi áp dụng các giải pháp tăng hiệu suất API lên x2 dưới backend thì đạt được hiệu quả (T).
Từ đó thông qua Jmeter và benchmark thì hiệu suất tăng lên 40% (A), và cuối cùng tắc nghẽn không xảy ra ở giờ cao điểm nữa (R).
Đó là điều nên làm...
Bạn có thời gian cho mình
Khuyến nghị:
JAVA - Xây dựng hệ thống đồng thời cao với dự án OpenTicket/BlackFriday
GO - Xây dựng hệ thống đồng thời cao với dự án OpenTicket/BlackFriday
NODEJS - Xây dựng hệ thống eCommercial Backend
NESTJS - Xây dựng hệ thống đồng thời cao với dự án OpenTicket/BlackFriday
Cuối tuần
Cuôi tuần làm tách coffee tâm sự với các anh em vậy thôi. Cuộc đời quá đẹp, phải không GẠO...