[Chuyện cuối tuần #16] - 100% là ai cũng có thể trở thành LẬP TRÌNH VIÊN. Kẻ yếu hay phàn nàn về môi trường...

Nội dung bài viết

Video học lập trình mỗi ngày

Đây là một ý kiến của một Sinh Viên:

"Hay quá, giờ thị trường layoff nhiều quá junior lởm khởm là cho cook😢, các e sinh viên ra trg phải đối mặt vs cái gì đây??? 😢😢"

Đáng ra bạn phải hỏi: "Cùng lớp, cùng thanh xuân... Sao họ đối mặt dễ dàng như vậy? " thì sẽ hợp lý hơn.

Đây là ý kiến của các CAO THỦ TRONG VÕ LÂM:

Kẻ yếu phàn nàn về môi trường, kẻ mạnh tự thay đổi bản thân. Nó đơn giản tới mức hầu như tôi không thể nào áp dụng đúng 100%.

Lập trình viên loại cao siêu thì hiếm gặp


Xung quanh tôi bao gồm rất nhiều người, khi nói đến Lập Trình Viên thì họ nghĩ ngay rằng: "Ngành này toàn người giỏi, or vào ngành này toàn nhiều người học xuất sắc"...

Tôi ngượng mặt, vì thật ra cũng đủ lâu trong nghề nên hiểu được rằng: "Ai cũng có thể làm Lập Trình Viên".

Ngay cả khi bạn làm ngành cơ khí, ngay cả khi bạn học ngành vật lý... Chỉ cần có người cho bạn cơ hội vào thực tập thì bạn cũng có thể trở thành DEV. Điều này đúng 100%. Vì sao?

Vì đơn giản nhiều trường hợp trong 5 năm làm việc chỉ làm đúng một nhiệm vụ ví dụ như CRUD. Nhưng họ cho rằng tôi đã có kinh nghiệm làm việc 5 năm. Tương tự như vậy bạn có thể tìm được nhiều tình huống trên

Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này và thử xem mình đang Tôi đang ở level nào của ngành nghề lập trình viên và câu trả lời quá rõ ràng, đó chính là có thể một mình phát triển một dự án.

NHƯNG điều đó có nghĩa là vô nghĩa nếu như tôi chỉ làm một mình. Không môi trường, không mang tính đột phá, không có hội họp, không nhận được luồng gió mới. Lui thủi một mình. Chắng đáng

Thật ra, có những ĐẠI CA họ là những siêu sao có thể thay đổi một event, một môi trường thậm chí là cả thế giới, với những ý tưởng và thực hiện hoá nó bằng những thuật toán, dòng code. NHưng tỷ lệ đó đâu là bao nhiêu, tôi chưa gặp họ ngoài đời lần nào bất kể đã đi 1/2 quãng đời. CÓ nhưng hiếm.

Ứng dụng, nhiều loại dự án


Hiểu, quen thuộcthành thạo nhìn có vẻ giống nhau nhưng đi sâu là khác nhau. Cái này là một trong những sai lầm nhiều nhất khi viết DV của lập trình viên. Nếu bạn nói bạn thành thạo thì mức nào gọi là thành thạo có đúng không?

Về ứng dụng thì tôi khá may mắn với thế hệ hiện tại là hồi đó nhân lực ít, dự án thì tha hồ, cho nên được nhận vào nhiều dự án làm việc. Thật ra làm được chứ không phải là giỏi giang.

Thì trong quá trình bắt đầu và đền giờ tôi thấy đa số các dự án là giống nhau về cốt lõi, chỉ khác nhau về tính logic mà thôi. 80% các dự án đều sử dụng các công nghệ giống nhau. Tôi sẽ liệt kê cho bạn và học từng phần, tôi tin bạn sẽ làm được.

Vì vậy thay vì tôi nhận thấy hiểu qua là điều không nên, hãy tập trung một công nghệ cốt lõi, và đi từ cái này qua cái khác. Thay vì nhìn thấy A thì bỏ B. Ví dụ đợt vừa rồi có một FW mới ra đời về việc lưu trữ key-value nó thay thế cho Redis thế là anh em lại nhao nhao cho rằng hay, hiệu suất cao... Balala nhưng hệ thống hiện tại thì hiệu suất có bé tí or là redis vẫn làm tốt và rất thân quen, đúng không?

Thay đổi chỉ khi bạn cảm thấy nó không còn phù hợp với mục đích của mình, ví dụ 3 người nấu cơm với nồi cơm như vậy. Nhưng khi gia đình có thêm thành viên thì bắt buộc hỏi phải thay nồi mới. Lúc đó phải thay đổi.

Chính điều đó cố gắng thành thạo có nghĩa là nhìn vào tình huống này thì sẽ sử dụng cái gì? Đó là thành thạo.

Vậy tôi nói 80% dự án đều giống nhau về việc sử dụng công nghệ, vậy đó là công nghệ gì?

Kẻ yếu phàn nàn về môi trường, kẻ mạnh tự thay đổi bản thân. Nếu bạn thành thạo những công nghệ này, bạn sẽ luôn đi trước một bước và giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát!

Các bạn chờ tôi được không...

Có thể bạn đã bị missing